Chuyện mùa dịch: P5 — Truy tiếp xúc Covid-19 bằng Bluetooth Low Energy

Viet
3 min readApr 25, 2020

WHO có khuyến cáo các nước phải đẩy mạnh xét nghiệm (testing), truy tiếp xúc (contact tracing), và cách ly (quarantine). Singapore là nước đầu tiên làm contact tracing qua công nghệ Bluetooh Low Energy. Bài viết này tóm tắt một số thông tin liên quan.

Giao thức BlueTrace của Singapore phát triển

Sau Singapore đó DP-3T là nhóm nghiên cứu của châu Âu và gần đây là Apple kết hợp với Google để làm ra sản phẩm tương tự. Điều đáng hoan nghênh của Singapore là họ mở mã nguồn, và công khai tài liệu mô tả (whitepaper) và tài liệu kỹ thuật (tech specs/tech paper). Singapore cũng công khai luôn cả phương pháp kiểm nghiệm phần cứng, phần mềm của họ cùng với biên bản chi tiết của việc thử nghiệm.

Các bạn nào quan tâm có thể tham khảo:

  1. Phần mềm TraceTogether của Singapore: https://www.tracetogether.gov.sg/
  2. Giao thức BlueTrace của Singapore phát triển để các nước có thể cùng sử dụng: https://bluetrace.io/
  3. Mã nguồn cho phần mềm trên điện thoại Android/iOS của Singapore: https://github.com/OpenTrace-community
  4. Tài liệu về phương pháp kiểm nghiệm phần cứng và phần mềm ở phòng có cấu trúc khác nhau: https://github.com/opentrace-community/opentrace-calibration/blob/master/Trial%20Methodologies.md

Apple và Google đi sau trong hoạt động này và họ cam kết cung cấp API và phần mềm cài được trong tháng 5. Việc tích hợp vào hệ điều hành iOS và Android sẽ được thực hiện tiếp theo, nhưng có thể đến quý 3 hoặc quý 4. Apple và Google đều cho rằng giải pháp của họ tốt hơn vì một số lí do:

  1. Họ có thể cấp phát đặc quyền cho phần mềm của họ dùng BLE 24/7 thay vì phải mở app liên tục.
  2. Họ cung cấp API để các nước có thể dùng thay vì mỗi nước tự phát triển API riêng.
  3. Họ có thể đứng ra cung cấp các server để nhận các mã truy vết và để cho chính phủ không thể giám sát trực tiếp mỗi người dân. Điều này sẽ vấp phải một số khó khăn khi thực hiện ở những nước của luật bắt buộc lưu trữ dự liệu của người dân ở nước phát sinh ra dữ liệu đó. EU có hệ thống luật bảo vệ dữ liệu (GDPR) để bảo vệ người dân khỏi những công ty như Google, Facebook.

Hiện giải pháp lý thuyết của Apple và Google đều vấn phải sự bất đồng từ phía chính phủ Anh và Pháp vì hai chính phủ này đều muốn có thông tin về địa điểm của người bị bệnh để họ có thể cách ly cộng đồng. Thật nực cười là các chính phủ muốn dữ liệu người dân không lọt vào tay các hãng công nghệ của Mỹ, còn các hãng công nghệ lại không muốn dữ liệu người dân lọt vào tay chính phủ.

Các bạn có thể đọc các tài liệu của Apple và Google tại đây:

Tôi thấy cách tiếp cận của Singapore và Apple+Google khá thú vị nên tôi dành thời gian tìm hiểu BLE. Trong quá trình tìm hiểu tôi sẽ chia sẻ về tài liệu và một số thử nghiệm của tôi.

--

--

Viet

A passionate investment tech software engineer who makes noodles.